Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, Việt Nam được xem là đất nước quanh năm hoa trái, đặc biệt là các loại hoa quả nhiệt đới. Đây là điều kiện lý tưởng để những ong làm ra những loại mật ong chất lượng thơm ngon. Từ các loại mật hoa nhãn, mật hoa cà phê… cho tới các loại mật lá như mật cao su, mật keo… mỗi loại đều có hương vị và đặc trưng rất riêng.
1. Khám phá các loại mật ong tại Việt Nam.
– Mật ong rừng: Đây là sản phẩm thu hoạch từ các tổ ong sống hoàn toàn tự nhiên trong rừng. Có thể bắt gặp chúng ở rất nhiều nơi như trên cành cây, vách đá, trong thân cây hay ở dưới đất… Loại mật ong này khá hiếm trong tự nhiên, khai thác cũng vất vả lên giá thành khá đắt.
Ong thường làm tổ trên các cành cây trong rừng.
– Mật ong nuôi: Thực chất đây cũng là sản phẩm từ thiên nhiên. Để làm ra loại mật ong này người nuôi ong phải đem những tổ ong của mình đến nơi có nhiều hoa nở để thu hoạch mật và phấn hoa. Chính vì vậy, mật ong nuôi có rất nhiều loại khác nhau:
1.1 Mật ong nuôi thu được do ong hút dịch ngọt tiết ra từ hoa.
– Mật ong hoa nhãn: Cây nhãn được trồng ở rất nhiều nơi nhưng tập trung chất phải kể đến các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương…
+ Ưu điểm: Vị ngọt sắc, hương thơm nổi bật nhất, trong vắt và có màu vàng tươi khá đẹp mắt.
+ Nhược điểm: Mật ong hoa nhãn khá lỏng và có nhiều bọt khí. Nếu khai thác và bảo quản không đúng cách mật hoa nhãn dễ bị chua và xuống màu.
Mật ong hoa nhãn ngọt sắc, rất thơm nhưng có hàm lượng nước cao.
– Mật ong hoa cà phê: Là loại cây công nghiệp chủ lực ở Tây Nguyên, đặc biệt là Đăk Lắk. Hoa cà phê vừa cho mật ngọt và phấn hoa, là đặc sản mà khách du lịch rất ưa chuộng.
+ Ưu điểm: Vị ngọt dịu, màu vàng tươi, độ đậm đặc cao và hương thơm rất đặc trưng.
+ Nhược điểm: Mật ong hoa cà phê đầu mùa có vị chua nhẹ.
Mật ong hoa cà phê đặc sánh, màu vàng tươi và có vị ngọt vừa phải.
– Mật ong hoa Tràm: Cây tràm ở rừng U Minh khá nổi tiếng và có diện tích lớn nhất cả nước. Mật ong hoa Tràm cũng được khách du lịch săn đón khi du lịch tới đây.
+ Ưu điểm: Vị ngọt vừa phải, hơi chua nhẹ.
+ Nhược điểm: Màu vàng sậm, loảng và nhiều khí gas, dễ xuống màu khi để lâu.
– Mật ong hoa bạc hà. Loài cây cỏ dại mọc ở cao nguyên đá tại các huyện ở tỉnh Hà Giang.
+ Ưu điểm: Có màu vàng chanh khá lạ mắt, hương thơm rất riêng của hoa Bạc Hà.
+ Nhược điểm: Vị ngọt khé, lỏng và dễ kết tinh.
Mật ong bạc hà có màu vàng chanh khác biệt hoàn toàn so với các loại mật ong khác.
– Mật ong hoa sú vẹt: Là loài cây mọc ven biển, hoa thường nở khoảng tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Loại mật ong này thường được khai thác ở các tỉnh ven biển miền bắc như Thái Bình, Nam Định…
+ Ưu điểm: Màu vàng đẹp mắt, trong và khá đặc.
+ Nhược điểm: Ít thơm, mật mang vị mặn nhẹ đặc trưng của biển.
– Mật ong hoa Vải: Đây là loại cây ăn quả nhiệt đới trồng khá nhiều ở Hải Dương và Bắc Giang. Ong hút dịch ngọt từ hoa tiết ra để mang về tổ luyện mật.
+ Ưu điểm: Vị ngọt sắc, màu trong.
+ Nhược điểm của mật ong hoa vải: Màu vàng khá sậm, nhiều khí gas, dễ xuống màu và đóng đường khi để lâu.
1.2 Mật ong nuôi thu được do ong hút dịch ngọt từ lá.
Ong hút dịch ngọt từ lá cây Cao Su
– Mật ong Cao Su. Được ong thu được khi hút dịch ngọt tiết ra từ những chiếc lá bánh tẻ của cây Cao Su. Không phải lúc nào lá cũng tiết dịch ngọt, mà chỉ vào mùa khô khi cây Cao Su vừa thay lá xong mới tiết ra. Thời tiết càng nóng thì càng tiết nhiều dịch ngọt. Mật ong Cao Su thường được khai tác ở các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là Gia Lai.
+ Ưu điểm: Ban đầu khi mới thu hoạch mật vàng sáng, ngọt dịu, nguyên chất và an toàn nhất. Thường được các công ty thu mua, chế biến để xuất khẩu.
+ Nhược điểm: Càng để lâu màu mật chuyển dần sang vàng sẫm, đen và có kết tinh đường.
– Mật lá Keo: Là cây công nghiệp hường được trồng để lấy gỗ tại các tỉnh miền Trung. Mật Keo cũng giống như cây Cao Su là tiết ra từ kẽ lá. Ong hút dịch ngọt này để đem về tổ làm mật.
+ Ưu điểm: Ban đầu mật vàng tươi, vị ngọt nhẹ.
+ Nhược điểm: Rất nhiều khí, mật càng để lâu màu mật chuyển dần sang vàng sẫm, đen và kết tinh đường.
Mật ong nguyên chất có hàm lượng nước chiếm từ 14-19% là đạt chuẩn. Đây là loại mật ong chưa qua chế biến nên có chứa nấm men. Nếu hàm lượng nước thấp sẽ làm cho nấm men rơi vào tình trạng ngủ đông, ít gây rủi ro. Mật ong chứa hàm lượng nước quá cao dễ bị lên men, làm mất đi sự tươi ngon và ảnh hưởng lớn đến chất lượng mật.
Do đó, mật ong có độ ẩm (hàm lượng nước) càng nhỏ thì càng được đánh giá cao. Loại mật ong loảng ban đầu có thể rất thơm ngon nhưng để lâu sẽ biến chất, kém chất lượng.
Với chia sẻ trên đây, hi vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về các loại mật ong thu hoạch tại Việt Nam. Qua đó, sẽ lựa chọn cho mình loại mật ong tốt nhất để dùng cho gia đình. Bởi mật ong không những tốt cho sức khoẻ mà còn giúp chữa bệnh, làm đẹp diệu kỳ.
Khách hàng có nhu cầu đặt mua mật ong sỉ & lẻ chất lượng vui lòng liên hệ – Hotline: 098.296.850. Xin chân thành cảm ơn !