Nấm Ngọc Cẩu ( tên khoa học là Balanophora sp) hay còn gọi là nấm toả dương, củ ngọt núi, củ gió đất…thuộc họ dó đất. Chúng là một loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm và không có lá. Thân có màu đỏ sẫm, được cấu tạo bới cán hoa lớn, mang hoa dày đặc và được bao bọc bằng các mo màu tím.
1. Giới thiệu về cây nấm Ngọc Cẩu
Vì sao lại gọi là nấm Ngọc Cẩu?
Bởi vì hình dáng của cây nấm có màu sẫm, nhìn rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người dân gian gọi loại thảo dược này là nấm Ngọc Cẩu hay Cẩu pín.
Bộ phận nào của nấm Ngọc Cẩu dùng làm thuốc ?
Toàn cây nấm ngọc cẩu đều được sử dụng làm thuốc
Mùi vị của cây nấm Ngọc Cẩu ra sao ?
Nấm Ngọc Cẩu có vị chát nhẹ, loại nào cũng thế và đây là đặc trưng vốn có của nó. Vì thế phái mạnh dùng nấm ngọc cẩu ngâm rượu thường cho thêm mật ong để dễ uống.
Loại nấm Ngọc Cẩu ruột vàng
Khu vực phân bố và thời gian thu hoạch của cây nấm Ngọc Cẩu ?
Nấm Ngọc Cẩu thường mọc trên các vùng núi cao từ 500- 2000m so với mực nước biển, chúng thường mọc và kí sinh trên rễ của các cây gỗ lớn trong các rừng sâu ẩm thấp. Ở Việt Nam loại nấm này mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Ninh Bình hay phía Nam ở KonTum…
Hàng năm cứ vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 người dân mới phát hiện và đi thu hoạch nấm trong rừng, vào những thời điểm khác trong năm hầu như không thấy sự hiện diện của cây nấm toả dương này.
Cây nấm Ngọc Cẩu phân ra hoa đực và hoa cái riêng, chúng có thể mọc cùng hoặc khác gốc. Cụm hoa đực hình trụ nhẵn dài khoảng 10-15cm, cụm hoa cái hình cầu tròn lúc nở ra thì dạng trụ và có nhiều cánh hoa nhỏ, chiều cao hoa cái chỉ khoảng 3-5cm thấp hơn nhiều so với hoa đực.
2. Phân loại nấm Ngọc Cẩu
+ Về hình dáng, giới tính.
– Nấm ngọc cẩu đực
Loại này cây nấm Ngọc Cẩu thường dài, dạng hình chóp, thân nấm nhẵn, phần chóp nấm sần sùi nhẹ chứ không nở như dạng bông hoa, chúng có chiều cao khoảng 10 đến 15cm.
– Nấm ngọc cẩu cái
Loại này cây nấm có chiều cao thấp và thường nhỏ hơn so với nấm đực, chúng thường nở như dạng một bông hoa
+ Về màu sắc.
– Nấm Ngọc Cẩu ruột vàng.
Loại nấm này thường khá lớn có chiều cao lên tới 25-30cm. Bên ngoài màu đỏ, bên trong ruột bổ ra có màu vàng. Theo dân gian nấm Ngọc Cẩu ruột vàng có vị chát và mùi vị thường không thơm bằng nấm ruột tím.
– Nấm Ngọc Cẩu ruột tím.
Loại nấm này giống với mô tả trong các sách Y học cổ truyền. Thân cây nhỏ, cao khoảng 10-15cm, bên ngoài màu đỏ , bên trọng ruột có màu tím. Đem đi phơi khô nấm co lại có mùi thơm khá hấp dẫn.
3. Công dụng của nấm Ngọc Cẩu
Theo kinh nghiệm dân gian nấm Ngọc Cẩu được dùng trong các bài thuốc giúp bổ máu, bổ thận, giúp kích thích tiêu hóa, thông tiểu, điều trị chứng nhức mỏi tay chân, đau lưng, liệt dương, di tinh, đặc biệt rất hiệu quả trong việc phục hồi sức khoẻ phụ nữ sau khi sinh…
Nấm Ngọc Cẩu còn có công dụng chữa nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành nhờ thành phần nội tiết tố estrogen có trong nấm.
Không chỉ tốt cho phụ nữ mà nấm Ngọc Cẩu còn được coi là thần dược cho phái mạnh. Loại nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh nên thường được cánh đàn ông săn lùng đem ngâm rượu để giúp tăng cường chức năng sinh lý.
* Một số lưu ý về nấm Ngọc Cẩu
Nhiều người thường quan niệm cứ nấm to là tốt bởi vì theo mô tả ở cuốn “dược thư cổ” nấm Ngọc Cẩu là loại nấm có chiều cao chỉ khoảng 10-15cm và có ruột tím – Đây mới là loại nấm chuẩn
Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nào nhưng theo kinh nghiệm dân gian nấm ruột tím bao giờ cũng thơm hơn nấm ruột vàng.
Dù bạn có chọn loại nấm Ngọc Cẩu nào làm thuốc thì cũng không nên đặt nặng vấn đề ruột vàng hay ruột tím, quan trọng là nấm chuẩn không bị dập nát và có mùi thơm là được. Tuy nhiên, nếu mua được nấm ruột tím thì sẽ tốt hơn.